NHẬN DẠNG TỰ ĐỘNG (AUTO ID)

Nhận dạng tự động là hình thức tự động phát hiện ra đối tượng, ví dụ như xác định tên mặt hàng tại quầy bán hàng siêu thị (dùng ma vạch – barcode), như chấm công nhân viên mỗi khi vào/ ra cửa kiểm soát…

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công nghệ nhận dạng tự động được áp dụng thực tiễn vào đời sống. Tại Việt Nam cũng vậy, rất nhiều loại công nghệ nhận dạng đã được áp dụng rộng rãi, phổ biến.

1/ Nhóm công nghệ mã vạch (barcode)

Mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng được ứng dụng rộng rãi với rất nhiều ưu điểm. Hơn nữa thiết bị đọc ghi mã vạch tương đối đơn giản nó rất thông dụng, giá thành rẻ và thiết bị in mã vạch chỉ cần một máy in thông thường cũng có thể làm được. Trong vòng từ vài chục năm trở lại đây, mã vạch được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp bán lẻ cũng như siêu thị lớn và các chuỗi cửa hàng, với mục đích giảm chi phí, tăng hiệu quả và năng suất lao động. Với những ưu điểm đó thì việc áp dụng công nghệ mã vạch là một hướng đi mới cho các Doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.

 

 

 

                           

 

-       Mã số mã vạch hàng hóa (EAN 13):

o    EAN-13 hay EAN.UCC-13 hoặc DUN-13 trước đây thuộc quyền quản lí của hệ thống mã số sản phẩm Châu Âu (The European Article Numbering system, viết tắt là EAN), ngày nay thuộc quyền quản lí của EAN-UCC. 

o    Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau: Nhóm 1: Từ trái sang phải, hai hoặc ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ); Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn, năm hoặc sáu chữ số là mã số về doanh nghiệp; Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm, bốn hoặc ba chữ số là mã số về hàng hóa;  Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số kiểm tra

o    Công dụng: Mỗi một sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam ra thị trường hợp pháp đều phải được đăng ký một mã vạch theo tiêu chuẩn EAN 13, áp dụng tại Việt Nam bắt đầu 893….

-       Mã vạch số seri: CODE 128. Chứa cả ký tự, ký số, có thể mã hóa. Áp dụng tại các Trạm thu phí đường bộ, bãi giữ xe

-       Mã vạch QR: Thường áp dụng cho các phần mềm di động, thường là các đường liên kết website

-       Mã vạch 2 chiều: Chứa đến 1024 ký tự, ký số. Ứng dụng để mã hóa dữ liệu báo cáo. Ngành thuế Việt Nam đã và đang áp dụng.

2/ Nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID)

Đối tượng cần nhận dạng được dán (đính kèm) 1 tem/ thẻ RFID, khi đi qua vùng phủ sóng vô tuyến thì thiết bị vô tuyến đọc được mã số đối tượng. Ví dụ: Dán tem UHF vào quyển sách/ tài liệu ở thư viện, thiết bị vô tuyến phát hiện ra đích danh từng quyển sách do độc giả mang vào/ ra cổng thư viện. Hoặc là mỗi nhân viên được phát 1 thẻ cảm ứng, quét thẻ mở cửa mỗi khi vào/ ra cửa.

Lưu ý: Thẻ từ (có vạch đen) hiện nay đã lỗi thời, chỉ còn sử dụng làm thẻ ATM. Thẻ từ và RFID là hoàn toàn khác, một số người nhầm tưởng RFID là thẻ từ.

-       Thẻ cảm ứng (Proximity): Tần số 128Kz

-       Thẻ thông minh: Tần số 13.6 Mhz

-       Thẻ/tem UHF: Tần số ~ 900Mhz

-       Thẻ Microwave: Tần số > 2.4 Ghz, 5.8 Ghz.

 

3/ Nhận dạng các bộ phận cơ thể con người

Nhận dạng vân tay

  

Nhận dạng bàn tay

   

Nhận dạng khuôn mặt

 

Nhận dạng mắt

4/ Nhận dạng ký tự (đọc biển số)

5/ Nhận dạng trọng tải (Cân xe tải)